Ngành mỹ phẩm cần chinh phục niềm tin của khách hàng, thương hiệu là tài sản quý giá thực hiện nhiệm vụ quan trọng trong việc phát triển kinh doanh thành công và thu hút đại lý, khách hàng.
Dưới đây là 4 bước cho chiến lược phát triển thương hiệu mỹ phẩm độc quyền thành công
Bước 1: Thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin thị trường mỹ phẩm
Thông qua việc am hiểu thị trường, doanh nghiệp có thể tìm được điều thúc đẩy thương hiệu của mình. Quan trọng, doanh nghiệm khám phá ra điểm kết nối với nhu cầu, niềm tin của người tiêu dùng, của đại lý.
Ở điểm khởi đầu này, doanh nghiệp cần trả lời những câu hỏi sau:
- Khách hàng là ai? Độ tuổi, giới tính, tập trung vào nhận diện của người tiêu dùng hay tập trung vào tuyển dụng đại lý?
- Khách hàng/ Đại lý sẽ tiếp nhận thông tin của bạn bằng cách nào?
- Cơ sở để khách hàng/ đại lý tin tưởng vào thương hiệu của bạn?
- Đối thủ trực tiếp của bạn là ai? Bạn có học theo một doanh nghiệp nào không? Đâu là điểm bạn khác biệt với thương hiệu đã tồn tại trước đó?
- Doanh nghiệp bạn mang lại giá trị gì nổi bật cho thị trường?
- Bạn đáp ứng, giải quyết vấn đề của thị trường như thế nào?
- Hình ảnh bạn muốn xây dựng trong mắt người tiêu dùng/ đại lý?
Ngoài ra, doanh nghiệp cần xác định rõ thách thức lớn nhất hiện tại với thương hiệu của bạn là gì? Làm sao để đơn giản hóa nhất thông điệp, sự nhận diện của thương hiệu? Câu chuyện thương hiệu bạn là gì? Làm sao bạn ghi nhận câu chuyện này vào tâm trí khách hàng?
Bước 2: Xác định đối tượng mục tiêu và thông điệp tiếp cận
Doanh nghiệp cần tìm điểm chung cho nhóm đối tượng bạn muốn tiếp cận và điều gì giúp thu hút sự chú ý của nhóm đối tượng này.
Dưới đây là thông tin bạn cần làm rõ để tiếp cận và truyền thông
Tạo ra nội dung hữu ích và có liên quan: Dù bạn tiếp cận đối tượng bằng kênh truyền thông nào, mạng xã hội hay hội thảo, quảng cáo trên digital hay các kênh tiếp cận trực tiếp điện thoại, zalo, tin nhắn. Bạn cần làm rõ, xúc tích nội dung, tạo điểm thu hút giúp lan tỏa thông điệp, gợi mở và gây chú ý bằng cách đánh vào nhu cầu của khách hàng/ đại lý tiềm năng.
Sử dụng quảng cáo nhắm đối tượng: Bạn nên tận dụng nền tảng quảng cáo trực tuyến để nhắc nhớ, tạo dấu ấn với đối tượng mục tiêu. Cần phân bổ ngân sách tập trung và duy trì tần suất giúp tạo rõ nhận diện cho nhóm đối tượng mục tiêu.
Luôn theo dõi, lắng nghe phản hồi và tối ưu thông điệp, hình ảnh truyền thông: Việc thăm dò và tinh chỉnh nội dung giúp tăng sự thu hút, hấp dẫn của thương hiệu. Việc phát triển đa dạng hình ảnh, nội dung giúp nhắc nhớ và tạo ấn tượng đúng với sở thích, tính cá nhân của nhóm đối tượng.
Bước 3: Định vị thương hiệu
Định vị thương hiệu giúp doanh nghiệp dễ dàng lan tỏa thông tin và chinh phục khách hàng nhanh chóng. Để định vị thương hiệu, doanh nghiệp cần tập trung vào các vấn đề sau:
- Thông tin rõ giải pháp của bạn giải quyết vấn đề gì của người tiêu dùng?
- Năng lực của thương hiệu bạn: hệ thống thông tin, nguồn lực tài chính, nhân lực nòng cốt, lịch sử/ nền tảng phát triển.
- Cách bạn vượt trội hơn đối thủ: chọn điểm mạnh nổi bật hoặc truyền thông mạnh hơn đối thủ về ưu thế tương đồng, thực hiện lan tỏa nhanh chóng hơn đối thủ để bạn luôn dẫn đầu trong việc tiếp cận và nắm bắt phản ứng của khách hàng/ đại lý
Doanh nghiệp cần tạo ra tiếng vang với câu chuyện thương hiệu của mình. Khi đã hiểu rõ vị trí của mình trên thị trường, doanh nghiệp cần truyền thông rõ ràng, ngắn gọn. Thông điệp cần tóm tắt trong những khẩu hiệu, tagline ấn tượng giúp hấp dẫn khách hàng/ đại lý.
Bước 4: Công cụ quảng bá thương hiệu
Có rất nhiều công cụ và phương thức truyền thông, bạn cần phủ nội dung của mình trên mọi kênh để khách hàng/ đại lý dễ dàng tìm kiếm thông tin. Bạn cần đặc biệt phát triển ít nhất một kênh mũi nhọn, giúp dẫn đầu trong việc tiếp cận khách hàng mới, tạo ưu thế nổi bật giúp khách hàng dễ dàng nhận diện thương hiệu.
Chiến lược nội dung: Bạn cần đặt mục tiêu rõ ràng trong từng chiến dịch, giúp ghi dấu ấn trong câu chuyện truyền tải
Tài liệu tiếp thị: Bạn cần có tài liệu chi tiết (bài viết, trang thông tin, hình ảnh) để đối tượng mục tiêu dễ dàng nắm bắt, tìm hiểu và lan tỏa thông tin đến người phù hợp.
Kênh thông tin: website, fanpage, zalo chăm sóc khách hàng,… giúp truyền tải, kết nối và duy trì tương tác với các khách hàng/ đại lý
Quản lý thương hiệu: Bạn cần kiểm soát và tương tác giúp khách hàng/ đại lý hiểu đúng và hiểu rõ nội dung truyền thông. Luôn cập nhật và tương tác kịp thời với đối tượng mục tiêu. Luôn kiểm tra và xử lý kịp thời với các vấn đề truyền thông, thông tin phản hồi tiêu cực hay các thông tin xấu từ đối thủ,…
Thương hiệu mỹ phẩm được phát triển đúng cách sẽ vô cùng mạnh mẽ, là đòn bẩy giúp doanh nghiệp tối ưu kinh doanh, lợi nhuận và tăng nhanh giá trị thương hiệu. Giá trị thương hiệu được nâng cao là nền tảng thành công trong thị trường mỹ phẩm.
Trên đây là thông tin nền tảng về chiến lượnc phát triển thương hiệu mỹ phẩm, Hanacos Vietnam xin chúc quý doanh nghiệp nhanh chóng xác định được định vị thương hiệu và phát triển thương hiệu mỹ phẩm thành công.
Tư vấn sản xuất mỹ phẩm độc quyền